Kênh phân phối là một thuật ngữ vô cùng quen thuộc trong lĩnh vực kinh doanh và marketing. Thông qua kênh phân phối, sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp sẽ dễ dàng được trao đến tay của khách hàng từ đó gắn kết mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp trở nên tốt đẹp hơn.
Nếu như bạn đọc vẫn chưa hiểu hết về khái niệm kênh phân phối cũng như cách để xây dựng kênh phân phối sao cho hiệu quả cho doanh nghiệp thì có thể tham khảo bài viết được chúng tôi chia sẻ ngay sau đây.
Kênh phân phối là gì?
Kênh phân phối được hiểu là một bộ phận các cá nhân, tổ chức hay phương tiện có tham gia vào trong quá trình đưa sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến tay của khách hàng, người tiêu dùng.
Vai trò chính của kênh phân phối chính là làm cách nào để có thể mang đến sản phẩm cho khách hàng một cách tối ưu. Có rất nhiều kênh phân phối khác nhau, mỗi kênh lại có đặc điểm và tính năng riêng, vì vậy trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ đi vào phân tích từng kênh phân phối mà doanh nghiệp có thể sử dụng.
Các mô hình kênh phân phối phổ biến
Trong marketing và bán hàng, có tổng cộng 6 loại mô hình kênh phân phối phổ biến và hiệu quả bao gồm kênh phân phối trực tiếp, kênh phân phối gián tiếp, kênh phân phối đại trà, kênh phân phối độc quyền và kênh phân phối chọn lọc…được rất nhiều người sử dụng để đưa sản phẩm, dịch vụ đến tay khách hàng mục tiêu. Trong đó:
- Kênh phân phối trực tiếp: Là kênh không thông qua trung gian và cần có số vốn đầu tư ban đầu lớn. Ví dụ như bán hàng qua sàn thương mại điện tử, cửa hàng hay bán hàng qua điện thoại…
- Kênh phân phối gián tiếp: Là kênh phân phối thông qua một bên thứ 3 làm trung gian giúp cho sản phẩm đến tay khách hàng nhanh hơn. Với kênh này, doanh nghiệp sẽ không phải bỏ ra nhiều chi phí như kênh trực tiếp tuy nhiên vì thông qua bên khác nên quá trình vận chuyển hàng hóa có thể lâu hơn.
- Kênh phân phối đại trà: Đây là kênh được triển khai tại các điểm bán lẻ, thích hợp cho những sản phẩm, hàng tiêu dùng hàng ngày.
- Kênh phân phối độc quyền: Là kênh được sử dụng cho các sản phẩm có giá trị cao, xa xỉ. Khi sử dụng kênh phân phối độc quyền thì nhà bán lẻ sẽ chỉ được bán sản phẩm của doanh nghiệp cung cấp.
- Kênh phân phối chọn lọc: Là kênh trung gian giữa phân phối độc quyền và phân phối sâu. Các sản phẩm được vận chuyển thông qua kênh này được phân phối ở nhiều điểm nhưng số lượng không nhiều.
Quy trình xây dựng kênh phân phối hiệu quả cho doanh nghiệp
Sau đây là quy trình xây dựng kênh phân phối hiệu quả cho doanh nghiệp:
Bước 1: Xác định khách hàng và thị trường mục tiêu
Việc đầu tiên khi xây dựng kênh phân phối đó chính là xác định khách hàng và thị trường mục tiêu. Đây là bước tốn khá nhiều thời gian và quan trọng. Để xác định được một cách chính xác mọi người cần trả lời một vài câu hỏi như sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp phù hợp đối tượng nào? Cơ sở hạ tầng khi phân phối sản phẩm là gì? thông tin cơ bản của khách hàng, khảo sát tình hình mua sắm…
Để có thể xác định được thị trường mục tiêu một cách hiệu quả mọi người có thể tham khảo bài viết “Thị trường mục tiêu là gì? Quy trình và cách xác định thị trường mục tiêu” được các chuyên gia của Bizfly chia sẻ đến bạn đọc.
Bước 2: Xây dựng danh sách kênh phân phối tiềm năng
Sau khi đã xác định được khách hàng mục tiêu cũng như thị trường tiềm năng thì tiếp theo cần phải làm đó là lên danh sách những kênh phân phối tiềm năng, phù hợp với doanh nghiệp.
Bước 3: Thỏa thuận với kênh phân phối
Sau khi đã có danh sách các nhà phân phối tiềm năng, tiếp theo mọi người cần liên lạc và đàm phán với bên phân phối với các nội dung như thông tin sản phẩm, lợi ích cho khách hàng, giá cả, lợi nhuận và chính sách hoa hồng…
Bước 4: Lựa chọn kênh phân phối phù hợp
Trong những kênh phân phối mà doanh nghiệp tiến hành đàm phán hãy chọn ra bên nhà phân phối phù hợp và mang lại giá trị cao nhất cho doanh nghiệp để hợp tác. Để có thể biết được nhà phân phối nào là phù hợp, mọi người cần lưu ý một số điểm như sau: khả năng đầu tư dài hạn, có kinh nghiệm phân phối, tương đồng về thị trường và sản phẩm, tuân thủ hợp đồng giữa hai bên.
Bước 5: Phát triển và kiểm soát
Sau khi đã hoàn thành các bước trên, ở bước cuối cùng thì doanh nghiệp chỉ cần tập trung vào xây dựng và phát triển kênh phân phối sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, mọi người cũng cần kiểm soát kênh phân phối của mình chặt chẽ, tránh để tình trạng mất kiểm soát gây hại cho doanh nghiệp.
Trên đây là những thông tin cơ bản mà chúng tôi chia sẻ đến quý bạn đọc về kênh phân phối từ khái niệm, mô hình kênh phân phối phổ biến và quy trình xây dựng kênh phân phối hiệu quả cho doanh nghiệp. Nếu bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu thêm kiến thức về kênh phân phối có thể đọc thêm các bài viết tại bizfly.vn để được các chuyên gia bizfly chia sẻ.
Nguồn tham khảo thông tin: https://bizfly.vn/techblog/kenh-phan-phoi.html