Ngành Quản trị Kinh doanh luôn có nhu cầu tuyển dụng cao và ổn định nhờ vào sự đa dạng của các vị trí công việc và khả năng áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hãy cùng cập nhật tình hình tuyển dụng của ngành học này qua bài viết sau.
1. Ngành Quản trị Kinh doanh có tỷ lệ tuyển dụng cao
Bên cạnh khối ngành Công nghệ Thông tin, Quản trị Kinh doanh liên tục giữ vị trí hàng đầu trong danh sách các ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao qua các năm. Độc giả có thể tham khảo kỹ hơn thông tin ngành quản trị kinh doanh là gì để có những góc nhìn tổng quan nhất trước khi tìm hiểu sâu hơn về nhu cầu tuyển dụng của ngành.
Theo ông Đồng Quin – Giám đốc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tập đoàn Bin cho biết: “Nhu cầu lao động ở nhóm ngành kinh tế, trong đó có quản trị kinh doanh, luôn cần thiết trong hoạt động của doanh nghiệp. Những ngành này chiếm đến 80 – 85% số nhân viên ở công ty.”
Lĩnh vực kinh doanh đứng thứ 2 trong danh sách 10 lĩnh vực thiếu hụt nhân sự cao nhất – Laodongdongnai.vn
Trong năm 2024, nhu cầu tuyển dụng của Quản trị Kinh doanh tiếp tục tăng lên đáng kể. Khảo sát của Top.CV cho thấy 75.8% doanh nghiệp dự kiến tăng ngân sách cho tuyển dụng, 50% doanh nghiệp đánh giá Phát triển Kinh doanh/bán hàng là nhóm ngành được tuyển dụng nhiều nhất. Đồng thời xu hướng tuyển dụng đang dần dịch chuyển sang các ứng viên có khả năng ứng dụng công nghệ, dữ liệu số; hình thức làm việc thiên về trực tuyến và bán thời gian.
Với các dữ liệu và phân tích trên, ngành Quản trị Kinh doanh khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động, cung cấp cho học viên nhiều cơ hội nghề nghiệp phong phú. Ngành này không chỉ tạo ra nguồn việc làm dồi dào mà còn đảm bảo cơ hội tuyển dụng công bằng cho tất cả những ai có năng lực và kỹ năng nghề nghiệp tốt, không phân biệt giới tính hay độ tuổi.
2. Lĩnh vực, vị trí tuyển dụng đa dạng, rộng khắp
Ngành quản trị kinh doanh là một ngành học có mức độ bao quát lớn. Điều này xuất phát từ mục đích đào tạo ra các nhà lãnh đạo trẻ sở hữu kiến thức kỹ năng toàn diện trong việc vận hành doanh nghiệp. Sinh viên được trang bị nền tảng tri thức trong nhiều lĩnh vực từ kinh doanh, tài chính cho đến nhân sự, marketing, truyền thông. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể ứng tuyển vào đúng chuyên ngành kinh doanh hoặc nhiều vị trí khác trong tổ chức.
Các vị trí nghề nghiệp của ngành:
- Lĩnh vực kinh doanh: Nhân viên kinh doanh, nhân viên tư vấn, nhân viên phát triển thị trường, nhân viên sales admin, quản lý dịch vụ doanh nghiệp,…
- Lĩnh vực tài chính: Chuyên viên phân tích tài chính, kế toán, nhân viên phân tích đầu tư, chuyên viên môi giới, chuyên viên thẩm định giá,…
- Lĩnh vực nhân sự: Nhân viên tuyển dụng, chuyên viên đào tạo và phát triển, nhân sự tổng hợp,…
- Lĩnh vực Marketing, truyền thông: Nhân viên Marketing, chuyên viên quản lý thương hiệu, chuyên viên nghiên cứu thị trường, nhân viên sáng tạo nội dung, nhân viên thiết kế, chuyên viên quảng cáo,…
Vậy trong các kỳ xét tuyển Đại học hiện nay, quản trị kinh doanh thi khối nào?
Các vị trí tuyển dụng của Quản trị Kinh doanh yêu cầu cao khả năng tư duy logic và tính sáng tạo. Do đó, khối ngành thi tuyển thường thuộc khối A và D, trong đó môn Toán được coi là yếu tố quan trọng.
Ngoài việc thi tuyển, sinh viên còn có thể xét tuyển hồ sơ để theo học các chương trình quốc tế. Chương trình Cử nhân Quản trị Kinh doanh Quốc tế tại các trường đại học như BUV (British University Vietnam) là một ví dụ điển hình. Chương trình này mang lại cho sinh viên cơ hội học tập trong môi trường quốc tế với giáo trình và bằng cấp được công nhận toàn cầu. Với tấm bằng danh giá được công nhận ở hầu hết các quốc gia, sinh viên tự tin làm việc ở những tập đoàn đa quốc gia, công ty nước ngoài.
Môi trường làm việc năng động, đầy sự thử thách của Quản trị Kinh doanh
Như vậy, với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế và xu hướng toàn cầu hóa, cơ hội nghề nghiệp trong ngành Quản trị Kinh doanh đang ngày càng mở rộng. Việc trang bị cho mình những kỹ năng và kiến thức phù hợp, cùng với khả năng thích ứng và sáng tạo, sẽ giúp sinh viên và các chuyên gia tương lai thành công và phát triển bền vững trong ngành Quản trị Kinh doanh.